Chuyển đổi số trong thư viện

Ngày 23/5, tại Hà Nội, Công ty Cổ Phần Đầu Tư Công Nghệ Thành An kết hợp với Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số và liên thông thư viện”, thu hút hơn 350 đại biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố tham dự, bàn thảo về thực trạng, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và liên thông trong lĩnh vực thư viện hiện nay

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Phạm Quốc Hùng báo cáo đề dẫn tại hội thảo

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Vụ trưởng Vụ Thư viện Phạm Quốc Hùng khẳng định: Chuyển đổi số là yêu cầu, đòi hỏi tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước; khẳng định giá trị, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới…

Chuyển đổi số và liên thông trong lĩnh vực thư viện ở Việt Nam đã được các đơn vị triển khai mạnh,  Hà Nội, Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số và liên thông thư viện”, thu hút hơn 350 đại biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố tham dự, bàn thảo về thực trạng, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và liên thông trong lĩnh vực thư viện hiện nay. mẽ, mang lại những giá trị thiết thực, làm thay đổi vị thế và căn bản toàn diện hoạt động thư viện, đóng góp vào thành tựu phát triển của ngành và của đất nước. Những nội dung về chuyển đổi số và liên thông thư viện trở thành một trong những nội dung chính được cụ thể hóa và đưa vào các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của ngành thư viện là Luật Thư viện 2019 số 46/2019/QH14 và Nghị định 93/2020/NĐ-CP.

Theo ông Phạm Quốc Hùng, chuyển đổi số và liên thông thư viện vừa là mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ đặt ra với toàn ngành thư viện trong thời gian tới, đặc biệt là với các thư viện có có vai trò quan trọng, được nhà nước quan tâm đầu tư.

Giới thiệu các giải pháp công nghệ mới, phù hợp với chuyển đổi số trong thư viện.

Bên cạnh những thành tựu và kết quả đã đạt được, ngành thư viện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong chuyển đổi số và liên thông thư viện cần giải quyết trong thời gian tới. Hội thảo lần này mong muốn tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý và những người làm công tác thư viện trao đổi, thảo luận nhằm đánh giá thực trạng về chuyển đổi số, liên thông thư viện hiện nay. Thông qua hội thảo, các đại biểu làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, tồn tại, đề xuất phương hướng, xây dựng lộ trình, giải pháp thực hiện chuyển đổi số và liên thông thư viện theo mục tiêu đề ra đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đối với từng loại hình thư viện…

Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến đại biểu đều cho rằng, chuyển đổi số và liên thông, liên kết, hợp tác, chia sẻ tài nguyên thông tin ở các thư viện ở nước ta là vấn đề lớn. Trong những năm gần đây đã có những bước đi đầu tiên và kết quả thực tiễn về chuyển đổi số và liên thông thư viện. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đạt mục tiêu đề ra theo “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2022 thì còn nhiều khó khăn.

Ban giám đốc công ty Thành An chụp cùng lãnh đạo Vụ Thư Viện

Các đại biểu đã giá thực trạng chuyển đổi số và liên thông thư viện,  trong đó nhiều ý kiến liên quan về cơ chế chính sách, công tác tham mưu đề xuất xây dựng kế hoạch, đề án, định hướng…; xác định khó khăn, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. Nhiều tham luận xác định rõ hơn nguồn lực cho thư viện, từ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, kinh phí, đội ngũ người làm công tác thư viện… phục vụ chuyển đổi số và liên thông thư viện để đề xuất phương hướng, xác định lộ trình triển khai, mục tiêu thực hiện. Nhiều mô hình, giải pháp tiêu biểu về chuyển đổi số và liên thông thư viện phù hợp, kinh nghiệm về công tác tham mưu xây dựng kế hoạch, đề án về chuyển đổi số, liên thông thư viện cũng được các địa biểu chia sẻ trong dịp này.

Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu: Đến năm 2025, 100% thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư cùng với Thư viện Quốc gia Việt Nam; thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên, sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác. 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do các thư viện có vai trò quan trọng thu thập và quản lý được số hóa. 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học thu thập và quản lý được số hóa..

Được đăng vào

Viết bình luận